Dạy học phát triển năng lực đang là xu hướng được nhiều đơn vị và cơ sở giáo dục áp dụng để giúp học sinh phát huy tối đa khả năng của mình. Năm 2024 được dự đoán sẽ là năm phát triển mạnh mẽ của việc dạy học theo năng lực và dần thay thế phương pháp giáo dục truyền thống.
Bài viết dưới đây, Tientieuhoc.vn sẽ giới thiệu đến bạn định nghĩa, lợi ích và chi tiết 6 phương phương pháp dạy học phát triển năng lực mới nhất 2024. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm các khoá học, tài liệu phát triển năng lực cho con hoặc cơ sở đào đạo giáo viên dạy học theo phương pháp này.
Dạy học phát triển năng lực là gì?
Dạy học phát triển năng lực là một phương pháp giáo dục đổi mới tập trung vào việc phát triển toàn diện cho học sinh. Phương pháp này hướng đến việc giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, giải quyết vấn đề và tự học tập.
Năng lực của học sinh các cấp độ giáo dục được hiểu bao gồm 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Để học sinh phát triển toàn diện cần nâng cao đồng thời cả 3 yếu tố trên.
Làm thế nào để nhận biết được của phương pháp dạy phát triển năng lực? Đó là khi các cơ sở giáo dục hoặc giáo viên áp dụng các đặc điểm sau:
- Mục tiêu: Đưa ra vấn đề và câu hỏi để học sinh giải quyết theo năng lực.
- Nội dung: Tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu ra của bài học.
- Phương pháp: Học sinh là trung tâm của mỗi buổi học.
- Tài liệu dạy học: Tài liệu được thiết kế phù hợp với từng nhóm học sinh theo năng lực đánh giá trước đó.
- Hình thức dạy: Thực hành đi đôi với lý thuyết, tập trung đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn và khám phá.
- Môi trường học tập: Không gian mở để kích thích sự tự tin và khả năng sáng tạo của học sinh.
- Đánh giá: Học sinh tự đánh giá và giáo viên đánh giá sau mỗi buổi học.
Ví dụ về phương pháp dạy học phát triển năng lực ở trẻ em giai đoạn tiền tiểu học:
Học đọc – viết chữ A: Giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm của chữ A trước khi có những hướng dẫn cụ thể. Nếu cần thiết giáo viên có thể dùng các giáo cụ trực quan để miêu tả đặc điểm của chữ A để học sinh dễ nhớ.
Ý nghĩa, lợi ích của việc dạy học theo năng lực
Lợi ích của việc dạy học phát triển năng lực không chỉ phát triển tối đa năng lực của học sinh mà còn mang lại lợi ích cho giáo viên, nhà trường và cả xã hội.
Khơi dậy tiềm năng bên trong mỗi học sinh:
Dạy học phát triển năng lực giúp khơi gợi hứng thú, nhu cầu và cá tính riêng biệt của từng học sinh. Phương pháp này khuyến khích học sinh khám phá bản thân, phát huy sở thích và năng khiếu riêng, từ đó tạo động lực học tập và phát triển mạnh mẽ.
Nâng cao kỹ năng và định hướng tương lai:
Phương pháp này giúp học sinh mở rộng định hướng, nâng cao khả năng thực hành, hợp tác, phản biện, sáng tạo và nhiều kỹ năng xã hội khác. Nhờ đó, học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp phù hợp.
Tăng cường tính chủ động và hiệu quả học tập:
Phương pháp phát huy khả năng làm việc cá nhân và tính tự giác của học sinh, khuyến khích học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Việc học tập trở nên hiệu quả hơn, rút ngắn các lộ trình học tập dàn trải và tiết kiệm thời gian cho cả giáo viên và học sinh.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục:
Dạy học phát triển năng lực thúc đẩy tiến độ học tập, giúp học sinh tiếp thu kiến thức sâu rộng và ứng dụng linh hoạt vào thực tế. Nhờ đó, phương pháp này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra thế hệ học sinh năng động, sáng tạo và sẵn sàng cho tương lai. Với học sinh tiền tiểu học, đây sẽ là hành trang vào lớp 1 tốt cho bé và giúp bé có sự chuẩn bị tốt nhất cho cấp độ giáo dục mới.
Với những ý nghĩa và lợi ích vượt trội, dạy học theo năng lực đang dần được áp dụng rộng rãi trong nền giáo dục hiện đại, góp phần tạo nên một môi trường học tập hiệu quả và phát triển toàn diện cho học sinh.
Hạn chế khi dạy học theo hướng phát triển năng lực
Khó khăn cho giáo viên
Giáo viên cần phải thay đổi tư duy và phương pháp giảng dạy truyền thống để tiếp cận một phương pháp mới. Ngoài ra việc áp dụng phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ và cập nhật các phương pháp, mô hình dạy học hiện đại. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc này, dẫn đến việc giảng dạy chưa hiệu quả.
Cần nhiều thời gian và công sức
Phương pháp dạy cần giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị tiết dạy. Ngoài ra học sinh cũng cần phải hoạt động và tiếp nhận thông tin tối đa để có hiệu quả học tập tốt nhất.
Hạn chế về cơ sở vật chất
Nhiều cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, không thể tạo được môi trường giáo dục tối ưu cho học sinh phát triển năng lực.
Khó khăn trong việc đánh giá phát triển năng lực
Việc đánh giá năng lực học sinh theo phương pháp mới còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả và khách quan. Ngoài ra việc thiếu sự thống nhất trong hệ thống đánh giá giữa các nhà trường, giáo viên cũng là một rào cản trong việc áp dụng dạy học phát triển năng lực.
Khó khăn là điều không thể tránh khỏi trong quá trình áp dụng bất kỳ phương pháp mới nào. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và nỗ lực của các cấp, ngành giáo dục, cùng với sự phối hợp của giáo viên và phụ huynh, những hạn chế này có thể dần được khắc phục để dạy học phát triển năng lực được áp dụng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
So sánh dạy học truyền thống và giáo dục phát triển năng lực
Giống nhau
- Mục tiêu: Tập trung truyền đạt kiến thức và giúp học sinh phát triển trí tuệ, khả năng áp dụng vào thực tế.
- Nội dung: Chương trình giáo dục chuẩn của bộ giáo dục.
- Hình thức: Nhiều phương pháp giảng dạy tương đồng như thuyết trình, thảo luận, thực hành, v.v.
- Đánh giá: Giáo viên và học sinh sẽ đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra.
Khác nhau
Tiêu chí | Dạy truyền thống | Dạy phát triển năng lực |
Mục tiêu | Tập trung truyền đạt kiến thức lý thuyết, đặt nặng vấn đề thành tích. | Tập trung truyền đạt kiến thức thực tế, quan trọng phát triển năng lực. |
Nội dung | Xoay quanh chương trình đào tạo cơ bản chuẩn của bộ giáo dục. | Nội dung được phân cấp theo khả năng của từng học sinh, bao gồm cả kiến thức cơ bản và nâng cao. |
Phương pháp | Giáo viên chủ động truyền đạt kiến thức, học sinh tiếp thu thụ động. | Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, tự tìm hiểu để kích thức khả năng sáng tạo và ghi nhớ. |
Hình thức | Dạy và học theo quy mô cả lớp. | Dạy và học theo quy mô từng nhóm nhỏ. |
Đánh giá | Kiểm tra định kỳ qua khả năng thuộc bài của học sinh. | Kiểm tra song song với quá trình dạy và học. |
Ví dụ
Ví dụ giảng dạy tác phẩm “Chiếc lá đầu tiên” của Tô Hoài
Giống nhau
Cả hai phương pháp đều hướng đến mục tiêu chung là giúp học sinh hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Chiếc lá đầu tiên”. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh và tổ chức các hoạt động học tập.
Khác nhau:
Dạy truyền thống | Dạy phát triển năng lực |
Giáo viên chủ động phân tích và tóm tắt nội dung tác phẩm. Học sinh ghi chép và học thuộc nội dung phân tích, trả lời các câu học thụ động. | Giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi gợi mở liên quan đến tác phẩm và hướng dẫn học sinh thảo luận về tác phẩm. Nếu cần thiết giáo viên sẽ là người tổ chức các hoạt động nhóm để học sinh đưa ra ý kiến. Cuối cùng giáo viên sẽ là người tổng kết và cung cấp các kiến thức chuẩn nhất. Học sinh sẽ thảo tự tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm theo hiểu biết cá nhân. Thảo luận về tác phẩm, chia sẻ cảm nhận. |
Các phương pháp học tập phát triển năng lực
Khơi dậy cảm hứng học tập
Giáo viên và cơ sở giáo dục sẽ tổ chức các hoạt động kết hợp học tập theo chủ đề, bài học, trò chơi, v.v. để khơi gợi hứng thú và niềm vui học tập cho học sinh. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo môi trường học tập sáng tạo, khuyến khích học sinh tự do khám phá và phát triển tiềm năng của bản thân.
Tăng cường tương tác
Tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau thông qua thảo luận, thuyết trình, giải quyết vấn đề theo nhóm.
Khuyến khích học sinh hợp tác, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.
Cá nhân hóa
Xác định nhu cầu, sở thích và năng lực của từng học sinh để thiết kế chương trình học tập phù hợp. Sử dụng công nghệ để hỗ trợ học sinh học tập theo khả năng riêng của từng học sinh.
Rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh cách đặt mục tiêu, lập kế hoạch học tập, quản lý thời gian và tự đánh giá tiến độ học tập.
Đặc biệt khuyến khích học sinh chủ động tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề và học hỏi từ mọi nguồn tài nguyên.
Đánh giá năng lực toàn diện
Sử dụng đa dạng phương pháp đánh giá như bài kiểm tra, bài tập thực hành, dự án, thuyết trình, v.v. để đánh giá năng lực học tập của học sinh một cách toàn diện. Trong quá trình dạy và học có thể đánh giá liên tục mà không cần phải thông qua các bài kiểm tra cứng nhắc.
Áp dụng kiến thức với thực tiễn
Áp dụng kiến thức vào thực tế thông qua các bài học, hoạt động trải nghiệm, tình huống thực tế. Từ đó học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa của bài học trong cuộc sống và áp dụng thế nào cho hiệu quả.
Phát triển năng lực học tập toàn diện cho trẻ tiền tiểu học
Phương pháp dạy học phát triển năng lực hoàn toàn có thể áp dụng cho học sinh bậc mầm non, trong đó có trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Đây là phương pháp dạy đổi mới và cần thiết mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Xem thêm: Tiền tiểu học là gì?
Lợi ích của phương pháp dạy học phát triển năng lực cho trẻ tiền tiểu học:
Tiền tiểu học là giai đoạn vàng để phát triển trí não và khả năng học tập của trẻ. Việc phát triển năng lực học tập sẽ giúp trẻ có nền tảng vững chắc để bước vào lớp 1. Khi đã có nền tảng kiến thức trẻ sẽ phát triển về trí tuệ và khả năng nhận thức vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa.
Đặc biệt phát triển năng lực không chỉ giúp trẻ tiếp thu các kiến thức cơ bản mà còn bao gồm các kỹ năng như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp, v.v. Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ thành công trong học tập và cuộc sống sau này.
Bạn có thể cho con tham gia các lớp tiền tiểu học cho con để giúp con có hành trang tốt nhất trước khi bước vào cấp độ giáo dục hoàn toàn khác biệt so với môi trường mầm non.
Cách áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực cho trẻ tiền tiểu học:
Khác với dạy học phát triển năng lực cho học sinh tiểu học, trung học và sinh viên. Việc áp dụng phương pháp này cho học sinh tiền tiểu học có những đặc điểm riêng. Đây là lứa tuổi trẻ mới làm quen với việc đọc và viết. Ngoài ra các kiến thức và kỹ năng của trẻ ở lứa tuổi này còn rất hạn chế.
Chính vì vậy chúng ta cần có một số hoạt động riêng biệt để giúp phát triển năng lực học tập cho trẻ tiền tiểu học như sau:
- Đọc sách cho trẻ nghe.
- Chơi các trò chơi trí tuệ.
- Dạy trẻ đọc và luyện viết chữ.
- Dạy trẻ làm toán bằng các giáo cụ trực quan.
- Cho trẻ tham gia các khoá học rèn luyện kỹ năng, các hoạt động nghệ thuật.
Xem thêm: Dạy tiền tiểu học bắt đầu từ đâu?
Tài liệu dạy học phát triển năng lực ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều tài liệu dạy học phát triển năng lực nói chung. Dưới đây là một số nguồn tài liệu phổ biến:
- Sách giáo khoa
- Tài liệu hướng dẫn chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tài liệu từ các nhà xuất bản.
- Tài liệu trên mạng internet.
Đào tạo phát triển năng lực cho giáo viên ở đâu?
Bạn có thể tham gia các khoá Đào tạo phát triển năng lực cho giáo viên hoặc các Hội thảo dạy học phát triển năng lực được tổ chức chính thức bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ sở giáo dục uy tín.
Dạy học phát triển năng lực ở Việt Nam, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng phổ biến. Chính vì vậy không khó để bạn có thể tìm được khoá Đào tạo phát triển năng lực cho giáo viên. Ngoài ra bạn có thể tham gia các khoá đào tạo giáo viên tiền tiểu học để nâng cao trình độ và kiến thức dạy trẻ em chuẩn bị vào lớp 1.
Tổng kết
Trên đây Tientieuhoc đã giới thiệu và phân tích chi tiết đến bạn về phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh. Đặc biệt phương pháp này có thể áp dụng hiệu quả cho học sinh tiền tiểu học.
Mong rằng bài viết sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến phương pháp giáo dục hiện đại và đổi mới này.