Phương pháp dạy học tích cực là một lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn trong ngành giáo dục, đặc biệt ở bậc mầm non. Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh, phương pháp này mang lại sự tươi mới và sáng tạo cho quá trình học tập. Hãy cùng khám phá sâu hơn về ưu điểm và lợi ích của phương pháp dạy học tích cực mang lại.

Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học mới. Đây là một trong những phương pháp giáo dục phổ biến hiện nay được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng.

Dạy học tích cực  lấy học sinh làm trung tâm, hướng đến phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng tư duy độc lập của học sinh trong quá trình học tập.

Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

Giảng dạy tích cực được thể hiện rõ qua 4 đặc điểm sau:

☑️ Lấy học sinh làm trung tâm

Học sinh là trung tâm của tất cả các môn học và giáo viên chỉ đóng vai là người hướng dẫn – hỗ trợ. Điều này giúp học sinh rèn luyện các năng lực cần thiết như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm từ đó phát triển tính tự tin, sáng tạo, độc lập và khả năng thích ứng với môi trường mới.

☑️ Phát huy tính sáng tạo

Giáo viên khuyến khích học sinh phát huy tối đa khả năng sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Sáng tạo là không có giới hạn vì vậy không có ý tưởng nào là sai, chỉ là chưa đủ hoặc chưa đúng với chủ đề.

☑️ Tăng cường trải nghiệm thực tế

Phương pháp dạy học tích cực tăng cường trải nghiệm thực tế cho học sinh. Điêu này giúp tăng cường sự hiểu biết và ghi nhớ kiến thức so với việc học lý thuyết thông thường.

☑️ Kích thích sự hứng thú và tích cực

Cảm xúc và sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học luôn là điều quan trọng. Giáo viên phải biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh để kích thích năng lượng tích cực, từ đó quá trình học tập trở nên hiệu quả rất nhiều.

Mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực là gì?

Mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực là tạo ra một trải nghiệm học tập tích cực và khích lệ học sinh để chúng phát triển toàn diện, tham gia một cách vui vẻ các hoạt động học tập cũng như sẵn sàng đối mặt với thách thức trong cuộc sống.

Mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực
Mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực

Các lợi ích thấy rõ của phương pháp giảng dạy tích cực bao gồm:

  1. Phát triển năng lực học sinh
  2. Nâng cao chất lượng giáo dục
  3. Kích thích tư duy sáng tạo
  4. Tăng cường sự chủ động, tích cực của học sinh
  5. Rèn luyện kỹ năng mềm
  6. Giúp học sinh học tập hiệu quả

Tóm lại phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng rộng rãi trong các trường học và các cơ sở giáo dục hiện nay và mang lại những hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với học sinh khoảng 5-6 tuổi, phương pháp giảng dạy này sẽ giúp hành trang cho bé vào lớp 1 của con được đầy đủ và hiệu quả hơn.

10 phương pháp giảng dạy tích cực phổ biến

Phương phápNội dungƯu điểmNhược điểm
Giải quyết vấn đềGiáo viên sẽ để học sinh tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, tìm ra những phương án tối ưu nhất.Kích thích tư duy phản biện, phát huy khả năng sáng tạo và hợp tác của học sinh.Đòi hỏi học sinh có kiến thức nền tảng và khả năng tư duy logic tốt.
Hoạt động nhómLớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ theo ngẫu nhiên hoặc tự chọn cùng thực hiện được một công việc được giao. Các nhóm sẽ trình bày kết quả trước lớp.Tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm, giúp học sinh học tập hiệu quả hơn.Khó khăn trong việc quản lý nhóm và đánh giá kết quả học tập của từng cá nhân.
Học tập theo dự ánHọc sinh sẽ thực hiện công việc – bài tập được giao và trình bày kết quả ngay trên lớp trong khoảng thời gian nhất định.Giúp học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo và có trách nhiệm.Đòi hỏi nhiều thời gian và sự đầu tư của giáo viên và học sinh.
Khám phá

– trải nghiệm

Học sinh sẽ được học tập qua giáo cụ trực quan hoặc qua công nghệ. Từ quan sát thực tế mỗi học sinh sẽ rút ra được bài học cho riêng mình.Kích thích hứng thú học tập, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trực quan và sinh động.Đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất và sự đầu tư về thời gian và kinh phí.
Vấn đápHọc sinh và giáo viên sẽ cùng nhau trao đổi về một vấn đề để từ đó tìm ra câu trả lời chính xác nhất.Giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh và tạo cơ hội cho học sinh trao đổi kiến thức.Khó khăn trong việc tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia.
Đóng vaiHọc sinh sẽ được đóng vai vào các câu chuyện thực tế hoặc có thể đóng vai là giáo viên để trình bày những kiến thức mà mình thu nhận được sau quá trình tìm hiểu.Giúp học sinh hiểu rõ hơn về vấn đề được học và phát triển các kỹ năng mềm.Có thể gây khó khăn cho học sinh nhút nhát hoặc thiếu tự tin.
Sơ đồ tư duyGiáo viên và học sinh sẽ cùng nhau xây dựng một cây sơ đồ tư duy. Giáo viên sẽ cung cấp các ý chính và học sinh sẽ triển khai.Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách khoa học và hiệu quả.Đòi hỏi học sinh có khả năng tư duy trừu tượng tốt.
Thuyết trìnhHọc sinh sẽ thuyết trình trước lớp về một kiến thức được chuẩn bị sẵn.Giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và tự tin.Có thể gây áp lực cho học sinh thiếu tự tin hoặc khả năng trình bày chưa tốt.
Ứng dụng trò chơiHọc sinh sẽ được tham gia vào các trò chơi và rút ra được những bài học từ đó.Kích thích tư duy sáng tạo, phát triển khả năng hợp tác và giải quyết vấn đề.Khó khăn trong việc lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung học tập.
Học tập góc:Học sinh sẽ được tự chọn vào các góc học tập khác nhau.

Mỗi góc đều có những chủ đề khác nhau để học sinh tự lựa chọn theo sở thích.

Phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh.Đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất và sự đầu tư về thời gian và kinh phí.

Mỗi phương pháp giảng dạy tích cực đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu học tập, nội dung bài học, đặc điểm của học sinh và khả năng của giáo viên.

Ứng dụng của dạy học tích cực trong giai đoạn tiền tiểu học

Phương pháp dạy học là cách dạy học hiệu quả được áp dụng cho nhiều cấp bậc giáo dục, trong đó có cả giáo dục mầm non. Đây là xu hướng giáo dục 4.0 và được dự đoán sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.

Trong giáo dục mầm non, thời điểm mà phương pháp dạy học tích cực phát huy tối đa tác dụng là giai đoạn tiền tiểu học. Đây là giai đoạn học sinh chuẩn bị bước vào cấp độ giáo dục mới và cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng để không bỡ ngỡ, đồng thời có được nền tảng kiến thức vững chắc.

Cả 10 kỹ thuật dạy học tích cực được giới thiệu ở trên đều có thể áp dụng cho học sinh giai đoạn tiền tiểu học. Tuy nhiên khác với các bậc học khác, mục tiêu chính của việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong giai đoạn tiền tiểu học là tạo ra một nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng cho trẻ. Phụ huynh và giáo viên cũng không nên đặt quá nặng vấn đề con phải tiếp thu được hầu hết các nội dung được học.

Ứng dụng trong giảng dạy tiền tiểu học
Ứng dụng trong giảng dạy tiền tiểu học

Mục tiêu chung:

  • Phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội.
  • Giúp trẻ học tập một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú.
  • Rèn luyện các kỹ năng cần thiết.

Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực được áp dụng phù hợp với độ tuổi và đặc điểm phát triển của trẻ mầm non. Trong đó giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho trẻ học tập một cách chủ động và sáng tạo.

Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tích cực cho học sinh tiền tiểu học

Dưới đây là một số kinh nghiệm giảng dạy tích cực cho học sinh mà phụ huynh cũng như giáo viên có thể áp dụng:

  • Tạo môi trừng học tập thân thiện, thú vị và đầy màu sắc. Người giảng dạy có thể sử dụng tranh ảnh và giáo cụ trực quan để tạo ra sự hứng thú cho trẻ.
  • Hãy tạo ra mối quan hệ tốt giữa người học và người dạy, thường xuyên khuyến khích con đặt câu hỏi, chia sẻ ý kiến.
  • Áp dụng đa dạng và linh hoạt các kỹ thuật trong phương pháp giảng dạy tích cực. Tuỳ vào đặc điểm của từng trẻ và điều kiện học tập để tìm ra kỹ thuật ưng ý nhất.
  • Hãy sử dụng các trò chơi hoạt động thực tế và thực hành để giảng dạy kiến thức và kỹ năng cho trẻ.
  • Hãy thiết lập mục tiêu học tập cụ thể và rõ ràng để có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả học tập.
  • Khuyến khích trẻ học tập theo nhóm, theo góc và học hỏi từ nhau. Đây là cách giúp học sinh tiền tiểu học phát triển kỹ năng xã hội và học cách làm việc nhóm.

Kết luận

Phương pháp dạy học tích cực tạo ra môi trường học tập thú vị, khuyến khích tư duy sáng tạo và phát triển toàn diện. Phương pháp này giúp học sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau phát triển kỹ năng và sự say mê trong học tập.

Đặc biệt ở cấp độ mầm non, phương pháp giảng dạy này không chỉ tạo nên trải nghiệm học tập thú vị mà còn giúp học sinh phát triển toàn diện và tự giác trong cuộc sống.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *